Giữa cái nắng hanh khô và gió phần phật của mùa giáp Tết, tiếng rao của bà bán bánh vang lên xé toạc cái yên ắng đến nao lòng. “Phồng đê..ê” . Mấy chữ “bánh phồng đây” nói còn chưa trọn tiếng mà mọi người trong con hẻm ai cũng biết đó là gì rồi.
Cái xề đầy ắp những cái bánh phồng đã nướng sẵn, đựng trong một cái túi nylon to đùng. Cái xề nằm lắc lư trên chiếc nón lá như che mát thêm cho người bán giữa buổi trưa oi ả. Không một lời đáp lại, tiếng rao nhỏ dần rồi mất hẳn ở đầu hẻm.
Tiếng rao đi rồi nhưng hình ảnh cái bánh phồng ngày xưa ập đến với đầy nhóc những ký ức. Thời đó cái ăn còn khó. Thời đó quà rong còn là xa xỉ, những miếng ngon, những thứ cầu kỳ đều để chờ Tết. Đưa ông Táo xong học sinh đều được nghỉ học. Những ngày chờ Tết rất là vui. Vui vì chờ chiếc áo mới mà mùng một mới được mặc, vui vì nồi bánh, nồi thịt sẽ được múc ra khi cúng rước ông bà. Những ngày giáp tết là dịp chúng tôi mang chút quà về quê thăm họ hàng. Là dịp mang từ quê ra những thứ chỉ ở quê mới có, trong đó có bánh phồng.
Những ngày này về quê là chỉ đi hết nhà dì này, cậu nọ. Mọi người đều rãnh rang vì đã gặt hái hết rồi. Chỉ có mỗi một bận bịu là công việc quết bánh phồng. Cả xóm từ sáng sớm đã vang tiếng thùm thụp của chày cối. Cục nếp dẽo cứ bịn rịn níu kéo cái chày khiến cho người giã mím môi hết sức mới kéo nổi chày lên và giáng xuống lần nữa. Sự níu kéo cứ thùm thụp mãi như sự giằng co giữa ký ức và hiện tại, cho đến khi cục nếp đã được giã nhuyễn. Tôi hay đứng nhìn cách mà mọi người làm chí bánh phồng thành một tấm bánh tròn trịa. Những phần nếp nhỏ nằm trên lá chuối xanh, người ta lấy ống tre thoa mỡ lăn tráng thành bánh phồng tròn. Nhà nào cũng quết bánh, nhà nào cũng có bánh. Sân nhà ai cũng có những liếp tre phơi đầy bánh phồng. Vậy mà nhà này đem qua nhà kia tặng cho nhau từng chục bánh phồng nếp như là quá Tết. Trong nhà đầy nhóc bánh phồng nhưng dì Năm luôn miệng hỏi cậu Út mày có đem cho bánh chưa, như là một lễ nghỉ ngày Tết, thiếu thì không được.
Buổi tối, những ngọn gió bấc mặn chát mùi biển mang theo mùi thơm của nếp từ những đám cháy bập bùng, rãi rác khắp nơi trong xóm. Mọi người hay trải chiếu ngồi trước hàng ba với một ấm trà ủ trong bình bằng vỏ dừa và một mớ bánh phồng nướng từ rơm. Kẹp tấm bánh vào giữa hai miếng tre. Phải nhanh tay lật qua lật lại trên lữa bánh mới phồng đều và không bị khét. Độ phồng của bánh là thước đo tay nghề của người làm bánh và chiếc bánh nào nướng xong đâm cây tăm xỉa răng vào mà ngập lút thì đạt.
Giờ thì lâu rồi tôi không thấy cảnh quết bánh phồng, không còn chứng kiến những đêm nướng bánh trên rơm. Nhưng bánh phồng thì vẫn được mang đi bán. Bán cho những người không còn có thời gian với ký ức như tôi, có thể như bạn nữa. Tiếng rao bán bánh phồng đi mất rồi, chỉ còn lại một nỗi tiếc nuối vô hạn và một thứ lo lắng: liệu ngày nào đó người ta sẽ không còn làm bánh phồng? Tôi muốn có một chiếc bánh nướng rồi hay chưa nướng cũng được và một mớ rơm. Để tôi đốt lên ngọn lửa gìn giữ ngày xuân xưa.
Cái xề đầy ắp những cái bánh phồng đã nướng sẵn, đựng trong một cái túi nylon to đùng. Cái xề nằm lắc lư trên chiếc nón lá như che mát thêm cho người bán giữa buổi trưa oi ả. Không một lời đáp lại, tiếng rao nhỏ dần rồi mất hẳn ở đầu hẻm.
Tiếng rao đi rồi nhưng hình ảnh cái bánh phồng ngày xưa ập đến với đầy nhóc những ký ức. Thời đó cái ăn còn khó. Thời đó quà rong còn là xa xỉ, những miếng ngon, những thứ cầu kỳ đều để chờ Tết. Đưa ông Táo xong học sinh đều được nghỉ học. Những ngày chờ Tết rất là vui. Vui vì chờ chiếc áo mới mà mùng một mới được mặc, vui vì nồi bánh, nồi thịt sẽ được múc ra khi cúng rước ông bà. Những ngày giáp tết là dịp chúng tôi mang chút quà về quê thăm họ hàng. Là dịp mang từ quê ra những thứ chỉ ở quê mới có, trong đó có bánh phồng.
Những ngày này về quê là chỉ đi hết nhà dì này, cậu nọ. Mọi người đều rãnh rang vì đã gặt hái hết rồi. Chỉ có mỗi một bận bịu là công việc quết bánh phồng. Cả xóm từ sáng sớm đã vang tiếng thùm thụp của chày cối. Cục nếp dẽo cứ bịn rịn níu kéo cái chày khiến cho người giã mím môi hết sức mới kéo nổi chày lên và giáng xuống lần nữa. Sự níu kéo cứ thùm thụp mãi như sự giằng co giữa ký ức và hiện tại, cho đến khi cục nếp đã được giã nhuyễn. Tôi hay đứng nhìn cách mà mọi người làm chí bánh phồng thành một tấm bánh tròn trịa. Những phần nếp nhỏ nằm trên lá chuối xanh, người ta lấy ống tre thoa mỡ lăn tráng thành bánh phồng tròn. Nhà nào cũng quết bánh, nhà nào cũng có bánh. Sân nhà ai cũng có những liếp tre phơi đầy bánh phồng. Vậy mà nhà này đem qua nhà kia tặng cho nhau từng chục bánh phồng nếp như là quá Tết. Trong nhà đầy nhóc bánh phồng nhưng dì Năm luôn miệng hỏi cậu Út mày có đem cho bánh chưa, như là một lễ nghỉ ngày Tết, thiếu thì không được.
Buổi tối, những ngọn gió bấc mặn chát mùi biển mang theo mùi thơm của nếp từ những đám cháy bập bùng, rãi rác khắp nơi trong xóm. Mọi người hay trải chiếu ngồi trước hàng ba với một ấm trà ủ trong bình bằng vỏ dừa và một mớ bánh phồng nướng từ rơm. Kẹp tấm bánh vào giữa hai miếng tre. Phải nhanh tay lật qua lật lại trên lữa bánh mới phồng đều và không bị khét. Độ phồng của bánh là thước đo tay nghề của người làm bánh và chiếc bánh nào nướng xong đâm cây tăm xỉa răng vào mà ngập lút thì đạt.
Giờ thì lâu rồi tôi không thấy cảnh quết bánh phồng, không còn chứng kiến những đêm nướng bánh trên rơm. Nhưng bánh phồng thì vẫn được mang đi bán. Bán cho những người không còn có thời gian với ký ức như tôi, có thể như bạn nữa. Tiếng rao bán bánh phồng đi mất rồi, chỉ còn lại một nỗi tiếc nuối vô hạn và một thứ lo lắng: liệu ngày nào đó người ta sẽ không còn làm bánh phồng? Tôi muốn có một chiếc bánh nướng rồi hay chưa nướng cũng được và một mớ rơm. Để tôi đốt lên ngọn lửa gìn giữ ngày xuân xưa.
1 nhận xét:
Một món ăn tuy dân giã nhưng đáng quý này đã gắn liền tâm hồn người Việt với quê hương, chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng. Cảm ơn bài viết dạt dào tình cảm của tác giả
Đăng nhận xét