Mỹ Xuyên xưa kia được người khắp nơi biết tới với cái tên dân dã là Bãi Xàu, là một thương cảng sầm uất nổi tiếng khắp
Tương truyền ngày xưa người Khmer, nhơn chạy giặc, đang nấu cơm nơi đây, bỗng nghe tin giặc kịp tới, nên hối hả ăn cơm sống để chạy nữa và lấy tích đó làm tên gọi.
Một tích khác, xưa có đám người vô rừng làm củi, đến chiều, hốt trứng rắn đem về, bỏ trứng vào nước luộc chưa chín thì cặp rắn thần về rượt cả bọn chạy trối chết. Lúc trở lại, lửa tắt queo, trứng rắn thần đã thâu, còn nồi cơm vẫn còn sống nhăn nên gọi Bãi Xàu. Tích rắn rượt để cướp trứng rắn nghe rùng rợn, khiến nhớ công lao khai khẩn đổ mồ hôi nước mắt vật lộn với tử thần rắn độc của người xưa. Nay trên đường từ chợ Mỹ Xuyên đi về Chợ Cũ Bãi Xàu xóm Phước Kiến, có tòa cổ miếu Ba Thắc, sau miếu còn thấy hang rắn và tương truyền đó là cặp rắn hổ ngựa của thần và dân quê mùa sở tại vẫn tin đó là cặp rắn lưu lai của cặp rắn thần đời xưa nhưng đã đi tu nên không thấy nữa.
…
Rời thành phố Sóc Trăng 5 cây số theo hướng Đông Bắc, đến thị trấn Mỹ Xuyên, đi trên con đường Bãi Xàu cũ ta sẽ gặp tấm bảng “Bún gỏi dà” treo khiêm nhường trước gian quán nhỏ. Trong khi chờ thức ăn dọn ra, bạn thư thả ngắm nhìn những tàn cây xanh mát phủ trùm quán, nghe thoang thoảng mùi vị thơm ngon của món ngon đang được những thực khách xung quanh thưởng thức với vẻ cảm khoái. Chẳng mấy chốc, món ăn nóng hổi được dọn ra.
Đó là những sợi bún tươi trắng ngần được trụng nóng trước khi cho thịt ba rọi xắt lát, tép bạc luộc vừa chín tới bóc bỏ vỏ làm mặt rồi chan xăm xắp nước lèo. Ngắt từng đoạn xà lách, rau thơm, nhúm giá sống cùng chút tương bằm và ớt bằm, bạn thong thả cầm đũa trộn đều, gắp ăn. Vị ngọt thơm của ba rọi, vị ngọt mặn của tép bạc, vị ngọt dai của tinh bột toát ra từ sợi bún, hòa trong mùi thơm của các thứ rau khiến bạn thích thú. Nhưng bữa điểm tâm của bạn thêm phần sảng khoái hơn khi húp một muỗng nước lèo. Đó là thứ nước vừa mặn vừa ngọt vừa bùi vừa thơm vừa thoảng chua, có lẽ ăn hoài không ngán. Giá năm ấy 10.000 đồng một tô.
Nhiều năm nay, bún gỏi dà đã làm cuộc hành trình đến quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, giúp một số người “ăn nên làm ra”. Dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, bên phường An Hội, có mấy quán treo bảng bán món này. Con đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, cũng có một chỗ bán với giá bình dân, xế chiều nào cũng tấp nập khách quen lẫn lạ. Đâu chỉ có vậy, bún gỏi dà còn “chễm chệ” ngự trên thực đơn Nhà hàng Hoàng Cung (Khách sạn Sài Gòn - Cần Thơ, đường Phan Đình Phùng, phường Tân An). Tuy cũng ngồi “lề đường” nhưng giá tới 16.000 đồng/tô. Chỗ ngồi lịch sự này giúp bạn thỏa thích ngắm nhìn đường phố; thức ăn được chăm chút ngon lành xứng tầm ba sao của khách sạn, được pha chế bằng bún gạo sợi nhỏ rứt, thịt heo khìa (?), cần tàu thơm thơm làm thông cánh mũi, tương xay, ớt xắt lát, đậu phộng rang giòn. Giá vậy đâu có mắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét