Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2007

Giữ “cá tính một vùng du lịch”

Báo Tuổi Trẻ đã loan:

Bản tin nhỏ trên không gây chú ý nhiều vì… không có gì mới (một cái cũ khác là lại một lần nữa, người ta mời chuyên gia nước ngoài đến để nghe những điều ai cũng đã rõ) bởi nguyên tắc cơ bản của marketing hiện đại là sự khác biệt thì ai cũng biết.

Nếu ở Việt Nam lâu hơn, hiểu Việt nam rõ hơn, có thể ông sẽ không đề xuất như thế mà đặt câu hỏi là các quan chức du lịch (trong trường hợp này là Lâm Đồng) đã thể hiện trách nhiệm như thế nào để giữ cá tính cho du lịch Đà Lạt? Quan chức du lịch các cấp khác của Việt Nam, đã làm gì và sẽ làm gì khi “nét duyên thầm” cứ mãi tiềm ẩn? Cá tính du lịch Việt Nam (và ý chí của những nhà tuyển chọn) đã thể hiện ngay trong một slogan buồn ngủ (hidden charm): sự tự ti! Một đất nước có đến 7 di sản thế giới mà vẻ đẹp vẫn tiềm ẩn thì lạ quá.

Bungalow này của "BO Resort" ráp lại từ những căn nhà cũ mua của ngư dân Phú Quốc khi họ thay nhà mới, giữ nguyên cả màu sơn gốc.

Thế thì du khách ghi nhận cá tính du lịch Việt Nam ra sao? Thật buồn để nói rằng những cá-biệt-phổ-biến mà du khách gọi là OIV (only in Vietnam): ăn xin, vé số quấy rầy, bán dạo đeo bám, ăn gian, nói thách, ở dơ… là chuyện từ nam chí bắc! Mặc dù vẫn ca ngợi và ấn tượng về cảnh vật, con người xứ ta khi được phỏng vấn nhưng gần “80% du khách nước ngoài không quay trở lại Việt Nam” mới là câu nói thiệt, trong 20% còn lại, có bao nhiêu là thực sự mong muốn trở lại Việt Nam?

Bên trong chỉ có cái quạt treo tường và đèn điện là "vật dụng hiện đại"


Hiện nay mỗi địa phương (bên cạnh Sở Du Lịch) đều có các Trung tâm Xúc tiến Du lịch (mà gần đây đang tập hợp 3 chức năng xúc tiến: du lịch, thương mại, đầu tư). Đây là cơ quan chuyên trách việc marketing cho du lịch địa phương. Trước khi đánh giá chất lượng hoạt động các Trung tâm này thì phải thấy ngay là họ cũng rất “hoàn cảnh”. (Riêng tại ĐBSCL) chỉ có vài địa phương có ngân sách dồi dào cho hoạt động xúc tiến (rất nhiều ngưỡng mộ dành cho An Giang, trước đây là Cần Thơ) còn lại đều cố gắng tay không bắt giặc. Có tỉnh khá lớn mà ngân sách dành cho Trung tâm chỉ có hơn 100 triệu một năm! Thiếu tiền để chủ động tổ chức hoạt động xúc tiến nên không tạo được uy tín với doanh nghiệp, thiếu uy tín thì doanh nghiệp lảng tránh, thiếu ủng hộ… cứ thế mà luẩn quẩn.

Món salad này sử dụng rau càng cua tự trồng làm nguyên liệu chính.

Chính các Trung tâm này xác định cá tính (để khai thác) du lịch của địa phương mình. Từ đó mà trong uống ngoài xoa: một mặt chỉ ra được cái hồn để rao hàng ra ngoài và mặt khác xác định trách nhiệm mà vùng đất phải giữ. Lúc ấy chính quyền, doanh nghiệp… sẽ hỗ trợ thi hành.

Các cơ quan quản lý du lịch địa phương thực ra cũng thường phát đi lời kêu gọi doanh nghiệp, người dân cùng xây dựng sự nghiệp du lịch nhưng theo kiểu mất bò mới lo làm chuồng. Sao không liên kết ngành giáo dục đưa vào chương trình chính thức một thời lượng thích hợp nào đó về giá trị của việc giữ gìn nét riêng của địa phương và đất nước? Tùy theo độ tuổi mà có những giáo trình khác nhau. Không cần nhiều, cần sinh động, hấp dẫn và thực tế, các em sẽ nhớ rất lâu. Chỉ áp dụng cho các lớp 5, 9, 12 là ba mốc thời gian có nhiều học sinh rời nhà trường để vào đời.

Đành phải chờ thôi nhưng chủ động vẫn tốt hơn là đau đâu xoa đó.

1 nhận xét:

Coté nói...

http://decofan.blogspot.com/
http://decofan.blogspot.com/
http://decofan.blogspot.com/