Cách Hà Nội 400 km về hướng Tây Bắc, thị trấn Sapa nằm ở độ cao 1.600 mét so với mặt nước biển. Du khách có thể đến Sapa bằng đường bộ hoặc qua chuyến tàu đêm đến thị xã Lào Cai rồi ngồi ôtô thêm 36 km để tới Sapa.
Sapa, một phát hiện độc đáo:
Thời Pháp thuộc cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer yêu cầu tìm kiếm địa điểm để xây dựng trạm điều dưỡng cho binh lính Pháp. Sapa chỉ cách Lào Cai trên 30 km, án ngữ con đường huyết mạch nối liền Lào Cai với Lai Châu và nhiệt độ ở Sapa quanh năm mát mẻ. Với những điều kiện thuận lợi như thế, Sapa đã được quan chức Pháp chọn làm trung tâm nghỉ mát trên núi ở vùng cực Bắc Việt
Năm 1.903, binh trạm đầu tiên của thực dân Pháp được thiết lập ở Sapa. Cuối năm 1.909, một nhóm chuyên viên Pháp được cử lên Sapa để khảo sát khí hậu nhằm xây dựng một khu điều dưỡng mùa hè tại đây. Đến năm 1.912, con đường nhỏ từ Lao Cai lên Sapa được mở rộng, xe ngựa kéo đi lại dễ dàng. Từ đó Sapa không ngừng phát triển. Nhiều công trình biệt thự, nhà an dưỡng được xây dựng dần. Khách sạn đầu tiên mang tên Hôtel de la Résidence Provinciale cũng được xây dụng vào năm này.
Năm 1.924, con đường bộ từ Lào Cai lên Sapa được mở rộng và xe ôtô có thể đi lại dễ dàng. Từ thời điểm này, du lịch Sapa ngày một phát triển. Quyển “Sổ tay hướng dẫn du lịch Sapa” đầu tiên được Văn phòng du lịch Sapa xuất bản vào năm này để thu hút du khách. Năm 1.929, điện thoại đã nối liền Sapa với Lào Cai và hai năm sau từ Sapa có thể gọi trực tiếp về Hà nội. Thời gian này mỗi năm Sapa tiếp đón trung bình 900 du khách châu Âu đến nghỉ mà hầu hết lưu lại đó từ 2-3 tuần lễ.
Thời kỳ hưng thịnh của Sapa được ghi nhận là từ 1.930 đến 1.940 với biệt danh “Kinh đô mùa hè của xứ Bắc Kỳ”. Năm 1.935, một nhà thờ được xây dựng do cha đạo Ramond chủ trì. Vào đầu thập niên 1.940, khi Chiến tranh thế giới bắt đầu diễn ra, người Pháp ở Việt
Từ năm 1.947, Sapa chỉ còn một lực lượng nhỏ binh sĩ Pháp trấn giữ. Đến năm 1.950, lực lượng kháng chiến Việt
Như vậy từ đầu thế kỷ 20, Pháp đã phát hiện và xây dựng Sapa thành một thị trấn du lịch. Tuy nhiên từ 1.950 đến 1.980, Sapa bị hư hại nhiều vì chiến tranh cũng như vì lý do khác.
Từ 1.990 đến nay, Sapa nhanh chóng hồi sinh để trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn nhất cả nước. Ngoài đối tượng khách du lịch trong nước, hầu hết khách du lịch châu Âu đến thăm viếng Sapa là người Pháp.
Leo núi Hàm Rồng:
Từ Lào Cai theo đường bộ đi Sapa đến km 33, nhìn từ xa sẽ thấy hình dáng đầu rồng vươn cao mờ ảo giữa làn mây trắng. Đó là núi Hàm Rồng nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa, ở độ cao 200m so với thị trấn. Tương truyền rằng thời xa xưa có đôi rồng mãi mê vui chơi nơi trần thế . Khi cơn đại hồng thủy ập đến, rồng cái không kịp bay lên đành ngước nhìn rồng chồng mất hút bay về thượng giới.
Buổi sáng thức thức dậy sớm, khi sương mù còn lãng đãng ngoài sân. Trong bộ đồ thể thao, chúng tôi đi bộ đến nhà thờ Sapa, quẹo trái để leo núi Hàm Rồng.
Sau khi mua vé vào cửa, chúng tôi theo lối đi lên núi gồm hàng trăm bậc thang nối tiếp nhau. Dọc hai bên lối đi là các loài cây trái, hoa kiềng trồng nối tiếp nhau đang khoe đủ mọi sắc màu thiên nhiên, đó đây tiếng chim hót lảnh lót… Khoảng mươi phút sau, chúng tôi đến vườn phong lan trăm hình vạn sắc. Bước tiếp lên các bậc thang, trong chốc lát sẽ hiện ra một bình nguyên thu nhỏ rực rỡ màu hoa đào, thảo mộc giữa tiết “xuân” buổi sáng. Tại đây, bạn có thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn toàn cảnh trung tâm thị trấn Sapa như còn đang mơ màng ngáy ngủ trong lớp mây trắng bạt ngàn huyền ảo. Đứng giữa bình nguyên, bất chợt bị một vầng mây bay đến vây phủ khiến chúng tôi có cảm giác như đang lửng lơ trong vũ trụ. Có đến Sapa mới thấy mây ở khắp nơi, trên đầu, dưới chân, quanh mình.
Lên cao hơn nữa là rừng đá với tên gọi Thạch Lâm, bất chợt du khách có cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh. Lần theo vách đá là đường lên cổng trới 1 và 2. Đứng trên mõm đá cao ngất để hít thở không khí trong lành vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh Sapa đẹp như trong thần thoại thì không gì thú vị bằng.
Sapa, hoa trái, thảo dược, thiên nhiên kỳ thú:
Đào Sapa, còn gọi là đào bản địa, được ươm trồng từ hơn trăm năm nay. Đây là loại đào trồng chứ không phải là đào rừng hoang dại nhưng do hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên phát triển rất tốt. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy đào Sapa mọc khắp mọi ngõ ngách của Sapa từ góc nương, bãi hoang, ven rừng.
Giống đào thứ hai là đào Vân
Giống đào thứ ba mang tên là đào Tây cho quả rất to, đuôi quả hơi nhọn và có một vệt lõm chạy dọc. Đào Tây hiện diện ở Sapa đã lâu nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Giống đào thứ tư có tên gọi đào Mèo là tên nôm na khi xưa của người Mông. Được trồng ở các bản Mông, đào Mèo cho quả to nhưng vị hơi chua. Giống đào này sống rất khỏe nhờ chịu được khô hạn.
Sapa còn có giống đào cho hoa mỏng năm cánh rất tao nhã, thân cây đào khúc khuỷu, cành cong vút, thường được trồng trước vườn làm cảnh chứ không phải để lấy trái. Giống đào này nở hoa vào dịp giáp Tết. Độ một tuần trước Tết, người ta cưa những cành đào có dáng lạ, đẹp, hoa khoẻ để bán cho những người ở miền xuôi lên mua về trưng bày ở một góc phòng khách trong ba ngày Tết. Hoa đào Sapa còn có mặt ở tận các phiên chợ hoa ở Hà Nội. Người ta gọi là đào rừng, đào ta hay đào thế vì chỉ những người sành chơi đào mới biết cách chọn cành đào có dáng lạ, hoa đẹp. Cành đào có dáng càng xiên lệch, thân càng khúc khuỷu, sần sùi càng qúy.
Ngoài đào, Sapa còn có mận. Loại mận phổ biến nhất là mận Hậu, quả to màu xanh, khi chín màu hơi ngả vàng, ăn vừa giòn thơm pha lẫn ít vị chua. Vào mùa chính rộ, người ta cho mận vào rọ tre mang đi bán. Người bán, người mua vừa trả giá, vừa nếm thử thoải mái.
Cách thị trấn Sapa không xa, thung lũng Tả Van có giống mận quí, vừa ngọt thịt, ruột lại đỏ như son. Giống mận này chỉ cho quả ngon ngọt khi trồng tại Tả Van, nếu mang đi trồng nơi khác quả thu được sẽ không ngọt đỏ nữa. Ngoài ăn tươi, mận được ngâm với đường, cứ một phần quả thì nửa phần đường. Khoảng 6 tháng sau, quả mận tiết ra nước men. Ngâm càng lâu nước men càng ngon. Nước men mận còn gọi là nước cốt mận có màu sẫm như hổ phách. Pha với nước uống thơm ngon như rượu vang, rất tốt đối với phụ nữ cũng như nam giới.
Sapa còn có táo Mèo. Thu hoạch vào các tháng 8, 9 và 10, táo Mèo tươi được bày bán ớ các chợ và hàng quán. Táo Mèo cũng được ngâm đển lấy nước cốt như mận Tả Van nhưng với lượng đường ít hơn. Trước khi ngâm, người ta gọt bỏ vỏ và bổ đôi từng quả để bỏ những con sâu bên trong. Điều lạ là chỉ những quả táo có sâu mới ngon hảo hạng. Nước cốt táo Mèo pha với rượu gạo trị được bệnh đường tiêu hóa như ăn không tiêu, tiêu chảy. Quả táo Mèo thái mỏng phơi khô là vị thuốc bắc có tên gọi là sơn tra được kê trong thang thuốc trị đường ruột.
Sapa là một thị trấn du lịch nhỏ nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn ngút ngàn xanh thẳm. Hoàng Liên Sơn không chỉ là dãy núi cao nhất Đông Dương mà còn là kho dược liệu thực vật khổng lồ, độc đáo về dược tính và phong phú về chủng loại.
Trước hết phải kể đến cây hoàng liên là loại thảo dược nổi tiếng đến mức tên nó được lấy đặt cho dãy Hoàng Liên Sơn. Hoàng liên được dùng như một loại kháng sinh tổng hợp. Củ hoàng liên giả ra lấy nuớc uống hoặc đun nước uống trị đau bụng, đau mắt thì nhỏ bằng nhựa hoàng liên. Bột củ hoàng liên rắc lên vết thương sẽ không bị nhiễm trùng và mau lành…
Rừng ở Sapa còn nuôi dưỡng nhiều loại thảo dược quý hiếm khác như đẳng sâm, gấu tầu, tam thất, đương qui, mộc hương, nghệ đen, xuyên khung… được kê trong các toa thuốc trị bệnh. Nấm Linh Chi của Sapa được xem là vị thuốc trị được nhiều bệnh như tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu, khó ngủ…
Sau những ngày lưu lại Sapa sương mù mây trắng, trên đường về hành lý của bạn hẳn sẽ nặng hơn bởi những món quà đầy ý nghĩa mang về cho gia đình, người thân. Vải thổ cẩm, trang phục thổ cẩm là sản phẩm đặc sản mà các cô gái đồng bào các dân tộc ở Sapa phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để hoàn thành. Hoa qủa tươi, rượu vang Sapa, rượu San Lùng… cũng là những đặc sản quí chỉ mua được ở Sapa. Quà cho người lớn tuổi có các thang thuốc bắc ngâm rượu hoặc chế biến món ăn bổ dưỡng sức khoẻ, tăng tuổi thọthì quả là không gì sánh bằng.
Bài do tác giả gởi đến, đã đăng trên Kiến Thức Ngày Nay.
Đào Duy Hòa hiện là Trợ lý TGĐ Victoria Cần Thơ Resort
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét