Tuần rồi (tháng 6.2005) ở Đại học Cần Thơ có ba sinh viên Mỹ học bốn tiết chuyên về đờn ca tài tử
Nói riêng chuyện họ học đờn ca tài tử
Ba sinh viên này đã đi từ lạ lẫm tới say mê trước những tiếng đàn, câu hát sinh thành từ cái nền nhạc "vọng cổ" bài Dạ cổ hoài lang của cụ Cao Văn Lầu sáng tác ở Bạc Liêu từ năm 1918. Họ hiểu rằng "vọng cổ" là "mong được nghe (tiếng) trống" do rút gọn từ Dạ cổ hoài lang, tức là "Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng" chứ không phải "cổ" là "xưa". Họ còn được biết rằng người Pháp trước đây rất lạ khi thấy ở đâu người bình dân
Các sinh viên Mỹ hiểu rằng, cải lương (trong đó có vọng cổ) ở
Các bạn Mỹ đã không hiểu nổi vì sao người nghe cứ vỗ tay hết sức "đã đời" mỗi khi chị Ba Tuyết hát dứt một câu trong sáu câu vọng cổ. Những câu chuyện thường ngày trong xóm làng cho tới những chuyện nhân tình thế thái xa xôi đều có thể dệt nên lời bài ca vọng cổ. Và vì vậy mà cũng không giống bất cứ loại hình sân khấu nào, người ta có thể đờn ca tài tử ở trong nhà, ngoài sân, trên đồng, dưới ruộng… chứ không nhất thiết phải xây rạp, dựng chòi làm sân khấu.
Giờ giải lao, cả ba sinh viên Mỹ thử khảy vài tiếng đàn tranh và đều than khó.
Thầy Bích kết thúc bốn tiết học: "Các bạn ra Trung, ra Bắc vẫn có thể gặp người ta ca vọng cổ. Khác với quan họ, chèo, bài chòi… không lan tỏa vào phương Nam, cải lương của phương Nam lại lan tỏa ra Trung, ra Bắc. Còn sân khấu? Ngay trước mặt các bạn cũng là một sân khấu. Thầy giáo cũng thành ca sĩ. Và ngay chị Vân Thanh, người hướng dẫn của các bạn, lúc nãy cũng xung phong hát bài dân ca
Trước khi ra về, ba bạn sinh viên này có ghi lại cho tôi mấy dòng "cảm tưởng" vui vui. Ashley Elliott "Những ấn tượng này sẽ được tôi lưu giữ suốt cả cuộc đời". Philip Arthur Moore "Tôi đã được học một phần độc đáo về đời sống và văn hóa Việt
Về phần người viết, chỉ hy vọng là hàng chục ngàn học sinh, sinh viên trong nước cũng sẽ có được những tiết học, cách học bổ ích như thế này - những tiết học mà hai trường Đào tạo Quốc tế SIT - School For International Training (Mỹ) - và Đại học Cần Thơ, đã bàn với nhau kỹ lưỡng từ hơn sáu tháng trước đây cho chương trình hợp tác đào tạo.
2 nhận xét:
Thật sự những tiết học mà tôi được học từ Thầy Bích là rất bổ ích. Tôi thầy thú dị với những kiến thực mà thầy mang lại cho chúng tôi và cả ngưỡng mộ nữa. Thầy rất tâm quyết và hết lòng với học trò. Thiết nghĩ tất cả những giáo viên điều có lòng nhiệt quyết với nghệ và có trách nhiệm với những gì mình giảng dạy thì hay biết mấy?
Thầy Bích là ngưỡi thầy đã truyền cảm hứng học tập cho tôi.
LuongKhuong
Đăng nhận xét